Ăn nhiều đường có tốt không? Vì sao không nên ăn nhiều đường?

26/01/2022
Baker Baking
Ăn nhiều đường có tốt không? Vì sao không nên ăn nhiều đường?

Hiện nay, việc ăn nhiều đường có tốt không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì đường không chỉ là gia vị cần thiết trong chế biến mà còn giúp món ăn thêm đậm đà và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường trong thời gian dài, bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp,... Trong bài viết hôm nay, Bakerbaking sẽ cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến chế độ ăn nhiều đường và nguy cơ mắc bệnh khi ăn quá nhiều đường. 

Ăn nhiều đường có tốt không?

Đường vốn là một loại gia vị rất quen thuộc, được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ làm các món ăn, đồ uống thêm ngọt ngào hơn, đường còn giúp mọi người nạp thêm năng lượng sau những phút giây mệt mỏi rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đường rất có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe và cơ thể. 

Theo nghiên cứu, những người hấp thụ nhiều hơn 25% Calo từ đường mỗi ngày có khả năng tử vong vì bệnh tim cao hơn gấp 2 lần người bình thường. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ,... Bên cạnh đó, lượng đường sử dụng quá lớn cũng là nguyên nhân gây sâu răng và tăng cân. 

Sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trên thực tế, Calo hấp thụ từ đường là Calo trống, tức là Calo không kèm theo chất xơ, chất khoáng, Vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến dạ dày dễ bị lấp đầy và không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng lành mạnh khác một cách hiệu quả.

Xem ngay: Gợi ý 3+ món quà tặng sức khỏe cho cha mẹ giàu ý nghĩa

 

Tại sao không nên ăn nhiều đường?

Trên thực tế, loại đường chúng ta thường sử dụng làm gia vị là đường Fructozo. Không giống với đường Glucozo - loại đường có trong hoa quả chín, thực phẩm giàu tinh bột,..vvv, đường Fructozo khiến bạn cảm thấy nhanh đói và thèm ăn hơn. Việc này sẽ khiến bạn ăn uống nhiều và mất kiểm soát hơn bình thường. 

Ăn nhiều đường chính là một trong những nguyên nhân  gây ra chứng béo phì

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường đơn sẽ gây ra chứng kháng Leptin - Hormone giúp cơ thể điều chỉnh cảm giác đói. Chính vì vậy, ăn nhiều đường chính là một trong những nguyên nhân  gây ra chứng béo phì. Ngoài ra, mọi người không nên ăn nhiều đường vì những lý do sau:

  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

  • Ảnh hưởng không tốt đến da. Vì đường chứa các phân tử gây kết dính Collagen, khiến da của bạn nhăn nheo và kém đàn hồi hơn. 

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, tim mạch, huyết áp,....gây suy giảm sức khỏe, đặc biệt là ở người già.

Xem ngay:  3 bước làm ngũ cốc ăn sáng cho người tiểu đường đơn giản

Ăn nhiều đường có tác hại gì?

  • Gây ra tình trạng mụn trứng cá trên da. Khi cơ thể nạp quá nhiều đường, lượng Insulin trong máu sẽ tăng lên. Hàm lượng Insulin trong máu cao sẽ làm tăng tiết Androgen khiến da bị đổ dầu và dễ viêm nhiễm.

  • Khi ăn quá nhiều đường, cơ thể sẽ chuyển lượng đường thừa thành các axit béo không tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến lượng mỡ tích tụ ở đùi, chân, cánh tay và hông ngày càng nhiều hơn. 

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan. Khi cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều đường, gan sẽ phải hoạt động nhiều tương tự như lúc bạn uống rượu. Chính vì vậy, việc ăn nhiều đường thường xuyên  sẽ khiến gan phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

  • Thói quen ăn nhiều đường làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Về lâu dài, việc sẽ gây ra nhiều tác hại, nhất là với người già và trẻ em.

Ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì?

Ngoài những ảnh hưởng đến da, vóc dáng và cân nặng, nguy cơ mắc bệnh do ăn nhiều đường cũng được mọi người quan tâm. Trong đó, các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất khi cơ thể nạp quá nhiều đường gồm: Tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì, thậm chí là nguy cơ gây ung thư. 

Ăn nhiều đường có hại gì? Ăn nhiều đường tăng nguy cơ mắc chứng béo phì 

Trên thực tế, những người thường xuyên uống các loại nước ngọt, có hàm lượng đường lớn  có nguy cơ mắc chứng béo phì cao hơn người bình thường. Nhất là khi cơ thể phải tiêu thụ một lượng đường quá lớn sẽ rất dễ bị béo phì, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Ăn nhiều đường có thể gây ra tình trạng kháng Insulin

Trong một thời gian dài, nếu lượng đường trong cơ thể thường xuyên duy trì ở mức cao có thể gây ra tình trạng kháng Insulin. Đây chính là loại Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng đường huyết. Chính vì vậy, ngoài tình trạng béo phì, thừa cân, việc cơ thể kháng Insulin sẽ khiến mọi người dễ mắc bệnh tiểu đường hơn. 

Ăn nhiều đường bị bệnh gì? Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi ăn nhiều đường

Không chỉ gây béo phì, thường xuyên ăn uống quá nhiều đường còn làm tăng lượng mỡ bụng và mỡ trong nội tạng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt ở người già. 

Khi lượng đường nạp vào cơ thể không được kiểm soát, huyết áp của mọi người sẽ rất dễ tăng cao. Đây chính là một trong nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch ở người cao tuổi. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở người già. 

Ăn nhiều đường sẽ bị bệnh gì? Nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu ăn nhiều đường

Ngoài các vấn đề về huyết áp, tim mạch,.... việc ăn quá nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Không chỉ gây ra chứng kháng Insulin, chế độ ăn quá nhiều đường còn làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Trên thực tế, đây chính là 2 yếu tố gây ra bệnh ung thư. 

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Ngoài những tác hại với sức khỏe, một chế độ ăn quá nhiều đường còn ảnh hưởng tiêu cực đến phái đẹp. Không chỉ làm mất đi vóc dáng thon gọn, việc ăn quá nhiều đường còn khiến tình trạng da của bạn tồi tệ hơn. Bởi quá trình phản ứng của đường với Protein trong cơ thể sẽ tạo ra AGEs - hợp chất làm da bạn lão hóa nhanh hơn. Với khả năng phá hủy Collagen và Elastin, hợp chất AGEs sẽ khiến làn da căng bóng của bạn trở nên chảy xệ và kém săn chắc hơn.

Xem ngay:  Những giá trị tuyệt vời có trong các loại hạt dinh dưỡng

Có phải ăn nhiều đường bị tiểu đường?

Trước hết, chúng ta cần hiểu bệnh tiểu đường là bệnh gì, có triệu chứng như thế nào. Trên thực tế, tiểu đường chính là tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao hơn mức bình thường. Sau khi cơ thể người bệnh lọc máu qua thận, một lượng đường sẽ theo nước tiểu bài tiết ra bên ngoài. Chính vì vậy, bệnh tiểu đường còn có nhiều tên gọi khác như “đái đường”, “đái tháo đường”. 

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Với người bình thường, lượng đường Glucose sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dạng Glycogen, sau đó dự trữ ở các tế bào, mô mỡ và gan. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường, Glucose không được chuyển hóa mà sẽ trực tiếp đi thẳng vào trong máu. Chính vì vậy, lượng đường trong máu người bệnh luôn ở mức rất cao so với người bình thường. 

Xem ngay:  Bật mí 4 món đồ ăn vặt lành mạnh tốt cho sức khỏe của trẻ

Ăn nhiều đường bị gì? Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do ăn nhiều đường

Khi cơ thể nạp quá nhiều đường, kết hợp với việc lười vận động sẽ gây ra tình trạng béo phì. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, các tế bào kháng Insulin trong cơ thể sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Khi lượng Insulin tiết ra ít hơn các tế bào kháng Insulin, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và chuyển hóa Glucose thành Glycozen. 

Chính vì vậy, đường sẽ đi vào máu và gây ra bệnh tiểu đường. Tóm lại, người ăn nhiều đường thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Khi cơ thể nạp quá nhiều đường, kết hợp với việc lười vận động sẽ gây ra tình trạng béo phì và tiểu đường

Trên thực tế, chỉ số đường huyết cao gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quá trình hoạt động của cơ quan nội tạng. Không chỉ làm suy giảm sức khỏe, bệnh tiểu đường còn gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như: suy giảm thị lực, tăng nhãn áp,viêm loét da, đau khớp, suy thận, tổn thương thận, suy thận, tổn thương tim,…

Có phải ăn nhiều đường là bị tiểu đường? 

Tuy nạp quá nhiều chất ngọt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không phải ai ăn nhiều đường đều sẽ bị tiểu đường. Nếu bạn xây dựng cho mình một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tập thể dục thường xuyên,...., có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài chế độ ăn, bệnh tiểu đường còn có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác như: 

  • Di truyền. 

  • Tổn thương tuyến tụy.

  • Rối loạn hấp thụ Glucose.

  • Huyết áp cao.

Xem ngay:  Người tiểu đường ăn ngũ cốc được không? 4 loại ngũ cốc nên chọn

Có nên ăn đường không?

Trước tiên, bạn nên phân biệt rõ giữa hai loại đường: đường tự nhiên và đường bổ sung. Trong hai loại đường trên, đường bổ sung là loại đường thường được sử dụng để chế biến món ăn, đồ uống như đường cát, đường phèn,...vvv. Nếu bạn ăn quá nhiều loại đường này trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.

Bạn nên ăn nhiều đường tự nhiên để thay thế đường bổ sung trong thực đơn

Ngoài đường bổ sung, bạn có thể sử dụng đường tự nhiên có trong các loại rau củ, trái cây chín. Đây là loại đường rất tốt cho sức khỏe, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng và y bác sĩ thường khuyên mọi người sử dụng đường tự nhiên để thay thế đường bổ sung trong khẩu phần ăn.

Nếu bạn đang có một chế độ ăn nhiều đường, hãy thay đổi ngay bằng một số cách sau đây để làm giảm lượng đường nạp vào cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Uống nhiều nước suối, nước lọc,..thay cho nước ngọt có ga, nước trái cây,... Ngoài ra, trái cây tươi sẽ ít ngọt và Calo hơn các loại sinh tố và nước ép có đường. Nếu thích uống ngũ cốc, bạn nên tìm những loại có lượng đường dưới 4gr trên mỗi khẩu phần.

  • Nếu bạn là một người thích uống cà phê thì nên dùng Stevia thay thế cho đường cát để tạo nên một chất ngọt tự nhiên không calo. Ăn trái cây thay vì dùng nước ép, sinh tố có đường.

  • Sử dụng bơ lạt tự nhiên thay thế cho các loại bánh ngọt.

  • Có thể ăn socola đen cùng các loại hạt ngũ cốc để thay cho bánh ngọt, kẹo ngọt.

  • Dùng dầu oliu, giấm táo khi chế biến các món Salad để hạn chế mù tạt, mật ong trong món ăn. 

Tham khảo ngay:  Địa chỉ mua hạt óc chó uy tín giá tốt nhất tại Hà Nội

Baker Baking chuyên cung cấp các dòng ngũ cốc yến mạch Granola, bánh Biscotti, bánh quy yến mạch, bánh hạt dinh dưỡng, các loại hạt khô cao cấp và các thực phẩm từ thiên nhiên cam kết uy tín, chất lượng.

Nếu quan tâm về  sản phẩm dinh dưỡng của chúng tôi, khách hàng vui lòng liên hệ với Baker Baking  để được đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất!

Thông tin liên hệ: 

BAKER BAKING FOOD – VIỆT NAM – ĂN NGON, DÁNG THON, SỐNG TRỌN

  •  

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH<br><span>ĐỐI TÁC</span>  CỦA CHÚNG TÔI
Facebook Vua Bánh Hạt Zalo Vua Bánh Hạt Messenger Vua Bánh Hạt 0777333868